Mít Thái rớt giá thê thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg

Mít Thái rớt giá thê thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân thiệt đơn thiệt kép.

“Phần lớn mít trong vườn bán xô chỉ 5.000-7.000 đồng/kg, ngoài ra mít chợ còn có giá chỉ 2.000-3.000 đồng/kg. Giá mít thì thấp, nhân công thì cao, phân thuốc lại tăng giá, không biết khi nào nông dân mới hết khổ”.

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Đô, trú lại Buôn Hồ (Đắk Lắk) về việc giá mít Thái càng ngày càng xuống thấp.

Anh Đô cho biết, gia đình anh có khoảng 300 cây mít Thái siêu sớm, trồng khoảng 14 tháng cho trái, năm nay là năm thứ 3 được thu hoạch. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay giá mít liên tục xuống thấp khiến anh đứng ngồi không yên.

“Vụ này gia đình tôi ước tính thu hoạch được khoảng 22 tấn mít Thái nhưng giá đẹp nhất cũng chỉ được 12.000 đồng/kg, loại kém được xếp vào loại mít chợ thì chỉ 2-3.000 đồng/kg. Giá mua xô cả vườn thì 5.000-6.000 đồng/kg”, anh Đô nói.

Mít Thái rớt giá thê thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân thiệt đơn thiệt kép - 1

Giá mít Thái tại vườn chỉ từ 2.000 đồng/kg đối với mít chợ và 5.000-6.000 đồng/kg mít xô.

Theo anh Đô, giá rẻ nhưng tiêu chuẩn mít nhất cũng thay đổi. Trước kia, nếu chỉ dựa vào cân nặng từ 10kg/trái, trái tròn thì được xếp vào mít nhất thì hiện tại, nếu cuống mít hay vỏ mít bị đen, múi đạt thì vẫn bị loại.

“Hôm qua tôi cắt 59 trái mít mà bán được có hơn 4 triệu đồng mặc dù toàn hàng trên 9kg, chỉ có một số trái dưới 9kg nhưng da bên ngoài hơi đen một chút họ cho vào mít chợ giá 3.000 đồng/kg. Phân thì lên giá chóng mặt, mít thì tuột dốc không phanh, nhà nông chỉ biết khóc, chán không buồn làm”, anh Đô cho hay.

Dù giá mít xuống thấp nhưng vườn mít nhà anh Nguyễn Văn Hưởng, trú tại Tân An (Long An) vẫn không có thương lái đến cắt.

“Mít xuống giá nhưng có người mua còn vui. Nhà tôi có 3 công đất trồng mít, năm nay mới cho thu lứa đầu nên sản lượng còn ít. Thấy mít già trái, tôi gọi lái ở Tiền Giang vô cắt thì mấy ông ý nói có ít, vào cắt lại lỗ tiền xăng nên đành chịu”, anh Hưởng nói

Mít Thái rớt giá thê thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân thiệt đơn thiệt kép - 2

Mít Thái xuống thấp nhưng một số gia đình còn không có thương lái đến mua.

Là thương lái chuyên thu mua mít ở Cai Lậy (Tiền Giang), anh Nguyễn Tiến Đạt cho biết, giá mít xuống từng ngày khiến mỗi tấn mít anh lỗ cả triệu đồng, chưa tính tiền xăng, tiền mướn người làm.

“Như hôm qua, tôi mua mít nhất với giá 15.000 đồng, mít nhì 12.000 đồng/kg, mít kem 6.000 đồng/kg nhưng qua vựa thì rớt giá mỗi loại từ 1.000-3.000 đồng/kg, chưa kể họ lựa mít nhất thành mít nhì, mít kem, còn mít kem lại thành mít chợ do da xấu, cuống xấu”, anh Đạt nói.

Như vậy, sau một ngày, giá mít loại 1 là mít có da đẹp, trái tròn, không bị xơ đen, múi to, nặng từ 9kg trở lên có giá từ 12-13.000 đồng/kg; mít kem lớn có giá còn 5.000-6.000 đồng/kg; mít kem nhỏ giá chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg; mít dưới 5kg/quả thậm chí chỉ còn 1.000 đồng/kg hoặc vựa không mua.

Bỏ tiền và nhân công xuống tận vườn mua nhưng giá mít xuống mỗi ngày một giá nên nhiều thương lái như anh Đạt ôm lỗ nặng, thậm chí phải bỏ nghề.

 

Mít Thái rớt giá thê thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân thiệt đơn thiệt kép - 3

người, giá mít Thái xuống thấp nhiều tháng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và do người dân đổ xô đi trồng mít số lượng lớn.

Giá mít giảm sâu chưa từng có và liên tục giữ giá thấp suốt nhiều tháng nay được xác định là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc lưu thông, tiêu thụ mít thái và một số loại hoa quả khác gặp không ít khó khăn.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến giá mít Thái liên tục xuống thấp là do diện tích cây trồng này liên tục tăng mạnh, nhiều nông dân đua nhau chuyển đổi sang trồng loại cây trồng này. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ lại phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc nên đầu ra không được ổn định.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, ước tính năm 2020, cả nước có khoảng 59,9 nghìn ha mít, sản lượng ước đạt khoảng 557.948 tấn. Trong đó, riêng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng hơn 30 nghìn ha, sản lượng trên 300 nghìn tấn. Còn khu vực Đông Nam bộ có trên 12,5 nghìn ha với sản lượng khoảng 112 nghìn tấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *